BIM thực sự có nên được hiểu là "Building Information Modelling" hay không?

11:20:00 Unknown 0 Comments

Tổng hợp và viết bởi BNg.
Lưu ý: Bài viết này là ý kiến cá nhân, không thể hiện quan điểm của IICM.
Vài mẩu "giai thoại" phổ biến về BIM: *BIM là 1 loại/bộ phần mềm *BIM sẽ tiết kiệm cho công ty bạn 20%+ nếu bạn sử dụng BIM *Chủ đầu tư đang yêu cầu bạn sử dụng BIM trong dự án của họ - vậy hãy đi mua vài khóa bản quyền của Revit *Chúng ta đã làm BIM từ 30 năm nay rồi, từ khi CAD ra đời *BIM nghĩa là CAD (Computer-aided Design), chỉ là tên khác thôi
Nếu như ở Vương quốc Anh và một số quốc gia tiên tiến khác, BIM đã phát triển lên cấp độ 2 (level 2) thì ở Việt Nam, chúng ta đang loay hoay với việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế (CAD: Computer-aided Design) của Revit, Autodesk, etc. để dựng mô hình 3D cho các công trình (vòng đỏ trong hình 1).





Hình 1. ‘Sơ đồ hình nêm’ (Bew and Richards, 2008)

Tuy nhiên, rất dễ xảy ra tình huống mà chúng ta mãi luẩn quẩn, mắc kẹt ở Level 1, nếu như không có những hiểu biết đúng đắn về BIM. Series bài viết này sẽ phần nào xóa tan màn sương mờ xung quanh BIM.


1. Tầm quan trọng của việc trao đổi thông tin trong ngành xây dựng
Bức tranh dưới đây thường được sử dụng khi muốn minh họa việc trao đổi thông tin kém hiệu quả giữa các bên hữu quan chính trong dự án.

 Hình 2. Trao đổi thông tin kém hiệu quả trong dự án (nguồn: projectcartoon.com)

Ai trong chúng ta cũng biết rằng, khối lượng thông tin cần trao đổi trong một dự án xây dựng là vô cùng lớn (xem hình 3, ví dụ ở một dự án mở rộng đường của Anh). Nếu như không có các tiêu chuẩn, quy trình, giao thức và công nghệ thích hợp và chuyên nghiệp, sẽ là không thể để trao đổi lượng thông tin khổng lồ này một cách liền mạch. Hậu quả thì khỏi phải bàn, tiêu tốn nhiều thời gian, tiền bạc để tranh cãi, kiện tụng, tranh chấp, sửa sai, etc.


Hình 3. Khối lượng thông tin được tạo ra trong một dự án điển hình (Sommerville and Craig, 2002)





Khác với một số ngành công nghiệp khác, ví dụ như Intel nắm trong tay trên 80% thị phần vi xử lý, thì trong ngành xây dựng, không có một công ty, tập đoàn, tổ chức nào đủ mạnh về tài chính và sức ảnh hưởng để tạo ra các tiêu chuẩn ngành về trao đổi thông tin. Hiện vẫn còn thiếu các tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi cho việc trao đổi thông tin giữa các bên cốt lõi như kiến trúc, kỹ thuật và thi công. Bên cạnh đó, ngành xây dựng có bản chất là theo từng dự án (project-based) khác với các ngành công nghiệp khác, điều này tạo ra vô vàn các phức tạp.
Có thể nỏi, thay vì đơn thuần chỉ là "hoạch định, tổ chức, giám sát và điều khiển mọi thành phần của dự án nhằm đạt được các mục tiêu của dự án một cách an toàn và thỏa mãn các tiêu chí thời gian, chi phí và thành quả như đã thỏa thuận", thì đích đến sau cùng (ultimate goal) của ngành nên là:
Tất cả các bên hữu quan của mọi dự án chia sẻ và trao đổi thông tin trong format tiêu chuẩn đã thỏa thuận trước, vốn được "kích hoạt" bởi các công nghệ, quy trình và giao thức chuẩn. All stakeholders in any project share and exchange information in a pre-agreed standard format that is enabled by appropriate technologies, processes and standard protocols.
Ở Anh đang áp dụng thành công BIM sở dĩ vì họ quản lý việc trao đổi thông tin rất tốt. Trong ngành xây dựng, tất cả các bên làm việc đều hướng đến các mục tiêu chung, hướng đến việc tạo ra thêm giá trị cho chủ đầu tư, cho người sử dụng, và cho cả cộng đồng, cả nền kinh tế nói chung. Thay vì "việc ai người nấy làm, thân ai người nấy lo", họ xem việc chia sẻ, hợp tác giữa các bên là dĩ nhiên và gần như loại bỏ tất cả các quan hệ đối đầu cũng như tư tưởng "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi".

2. Thiết kế dựa theo mô hình (Model-based Design)

Thiết kế dựa theo mô hình (MBD) và các lợi ích của nó so với Thiết kế dựa theo bản vẽ truyền thống (traditional drawing-based design) đã khơi mào cho sự phát triển của BIM. Những thập kỷ gần đây, sự phát triển như vũ bão của Internet đã thúc đẩy, tạo điều kiện cho MBD bằng cách cho phép truy hồi (retrieval) thông tin thiết kế có sẵn trên mạng và tích hợp ứng dụng phân phối một cách liền mạch, i.e các dịch vụ dựa-trên-web trong các hệ thống CAD.
Có thể nhiều người chưa được biết, các tập đoàn công nghệ lớn đã sản xuất các phần mềm cho phép kéo thả cấu kiện, bộ phận lấy từ thư viện online vào các mô hình, và chúng có thể được thao tác bởi người dùng một cách dễ dàng. Có thể lấy ví dụ như Autodesk's i-Drop hay Google's 3D Warehouse (xem hình 4, 5 và 6).

Hình 4. Tương tác giữa các đối tượng CAD và thông tin động ở trên mạng (dynamic online information)


 



Hình 6. So sánh các phương án kiến trúc theo mức sử dụng năng lượng (Cheng et al., 2010)

3. BIM gồm những gì?



Mọi người thường quen thuộc với các công nghệ liên quan đến BIM, dẫn đến việc hiểu lầm về BIM là khó tránh khỏi. Thực ra, công nghệ BIM (BIM technologies) chỉ là một thành tố bên cạnh quy trình BIM (BIM processes), giao thức BIM (BIM protocols) và tiêu chuẩn BIM (BIM standards). Thực tế, chữ B trong BIM nên được hiểu là Building nhưng theo nghĩa là động từ thay vì danh từ, nói cách khác nó nên thể hiện "việc tạo ra, việc xây dựng nên" (bằng nghĩa với từ Creating) hay hơn là nghĩa "Công trình" hay "Tòa nhà". Cách hiểu này cũng có lý hơn về mặt từ ngữ, bởi theo từ điển Oxford, "building" là "a structure such as a house or school that has a roof and walls", trong khi BIM được sử dụng cho cả các loại công trình khác, ví như cầu, đường, hầm, hạ tầng kỹ thuật, etc.





Hình 6. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa quy trình, tiêu chuẩn, công nghệ BIM và con người, kinh tế, chính trị
Chương trình học bậc Thạc sỹ Quản lý dự án BIM của một trường đại học ở Anh: *Building Information Modelling in Practice (10 CATS points) *Construction Law 1: Contract Law, Tort and Evidence (10 CATS points) *Design Coordination (10 CATS points) *Procurement and Contract Administration (20 CATS points) *Project Coordination, Planning and Control (10 CATS points) *Research Methods for Managers (10 CATS points) *Strategic Management and BIM Integration (20 CATS points) **Technical BIM Implementation (30 CATS points) Nếu BIM đơn thuần chỉ là việc sử dụng phần mềm thì chương trình học chắc hẳn đã đơn giản hơn nhiều.
Tương tự, chữ IM trong BIM cũng không nên được hiểu thành Information Modelling, mà nên là Information Management. Lý do bởi, hàm nghĩa BIM không chỉ gói gọn ở việc mô hình hóa, nó còn nhấn mạnh đến vấn đề quản lý thông tin nói chung, cho toàn bộ vòng đời của tài sản (entire asset life cycle) từ khi có ý tưởng cho đến khi phá dỡ. Do đó, BIM mang ý nghĩa không chỉ công nghệ mà còn là bộ các quy trình, tiêu chuẩn và giao thức trao đổi thông tin. Tất cả thành tố này phải làm việc cùng nhau như được minh họa trong hình 6. Tuy nhiên, cũng theo hình 6, kể cả khi công cụ (công nghệ), tiêu chuẩn và quy trình làm việc trơn tru, hoàn hảo, nhưng gặp các vấn đề về con người, nền kinh tế và chính trị thì BIM cũng khó thể được ứng dụng thành công trong dự án.
(Còn nữa)

Đón đọc phần 2 về thế nào là mô hình hóa thông tin, cái gì KHÔNG PHẢI là BIM, khác biệt giữa CAD và BIM, etc.

Vui lòng ghi rõ nguồn khi đăng lại bài viết này

Tổng hợp và viết bởi BNg. Lưu ý: Bài viết này là ý kiến cá nhân, không thể hiện quan điểm của IICM. Vài mẩu "giai thoại...